1. Cv xin việc là gì?
CV là viết tắt của cụm từ “Curriculum Vitae” dịch ra là sơ yếu lý lịch nhưng lại rất khác với tờ khai sơ yếu lý lịch trong bộ hồ sơ xin việc. Vậy CV là gì? CV xin việc là một bản tóm tắt thông tin cá nhân, kinh nghiệm làm việc, hoạt động, giải thưởng, kỹ năng… ứng viên gửi cho nhà tuyển dụng. CV là cơ sở chính để nhà tuyển dụng chọn ứng viên bước vào vòng phỏng vấn. CV là bước đầu tiên mà ứng viên cần chuẩn bị khi tìm việc làm.
2. Viết CV như thế nào cho đúng chuẩn?
a. Cách viết phần thông tin cá nhân:
Bao gồm các thông tin họ tên, ngày tháng năm sinh, số điện thoại, địa chỉ liên lạc. Các thông tin này sẽ giúp nhà tuyển dụng dễ dàng liên hệ với ứng viên khi đạt yêu cầu.
Nên:
– Địa chỉ email nghiêm túc, dùng thường xuyên.
– Chèn ảnh phù hợp với vị trí ứng tuyển, nhìn thấy khuôn mặt trực diện.
Không nên:
– Dùng email thiếu nghiêm túc. Ví dụ: becon_dethuong12@gmail.com
– Ảnh chỉ nhìn thấy khuôn mặt hoặc quay lưng về phía trước.
b. Cách viết mục tiêu nghề nghiệp:
Mục tiêu nghề nghiệp là phần giới thiệu của ứng viên về những định hướng, mong muốn trên con đường phát triển sự nghiệp của bản thân ứng viên. Nhà tuyển dụng thường đánh giá cao những ứng viên biết lên kế hoạch và có mục tiêu rõ ràng cho sự nghiệp.
Nên:
– Đề cập đến vị trí mong muốn ứng tuyển hoặc công ty ứng tuyển.
– Có thể chia ra thành mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn. Ví dụ ngắn hạn như thành thạo công việc nào đó, dài hạn như cơ hội thăng tiến đến một vị trí nào đó.
– Mục tiêu hướng đến lợi ích công ty như tăng doanh số, mở rộng tập khách hàng…..
Không nên:
– Viết mục tiêu chung chung như làm việc trong môi trường năng động, có thể học hỏi được nhiều…
– Sao chép mục tiêu nghề nghiệp của người khác thành mục tiêu của bản thân.
c. Cách viết phần học vấn:
Tóm tắt ngắn gọn về quá trình học tập của bạn bao gồm thời điểm nhập học, tốt nghiệp, tên trường, chuyên ngành và thông tin mô tả thêm như điểm trung bình (GPA).
Nên:
– Đề án, nghiên cứu khoa học nếu có…(có liên quan đến vị trí ứng tuyển).
– Một số khoá học nâng cao kỹ năng, đào tạo nghiệp vụ (nếu có).
Không nên:
– Đưa quá trình học tập từ cấp 1, cấp 2.
d. Các viết phần kinh nghiệm làm việc:
Trình bày trong CV về quá trình làm việc của bạn đã trải qua như thế nào . Bạn đã từng làm việc công ty nào, đảm nhận vị trí nào, trách nhiệm chuyên môn là gì ? Mô tả ngắn ngọn về công việc chính, súc tích nhưng đầy đủ. Đồng thời, đưa ra thành tựu và kỹ năng hoặc kinh nghiệm đạt được trong quá trình làm việc. Đây là phần quan trọng nhất trong một CV xin việc, bởi qua phần này thể hiện rõ được bạn có khả năng như thế nào và phù hợp với vị trí ứng tuyển hay không?
Nên:
– Liệt kê theo thứ tự thời gian, công việc làm gần đây nhất nêu trước các công việc trước đó.
– Đưa ra minh chứng cụ thể, hoặc số liệu xác thực ( ví dụ doanh thu tăng bao nhiêu %, kiếm về bao nhiêu khách hàng …).
– Chọn lọc các công việc ghi trong CV, nên có liên quan đến vị trí đang ứng tuyển.
Không nên:
– Nêu các công việc làm ngắn hạn (nhỏ hơn 6 tháng) ngoại trừ khoá thực tập.
– Đưa quá chi tiết những công việc nhỏ nhặt như (in tờ rơi, pha trà, ….).
– Mô tả dài dòng, không phân chia ý.
e. Các viết phần hoạt động ngoại khoá:
Nếu bạn mới ra trường hoặc chưa có nhiều kinh nghiệm để viết vào CV, thì mục hoạt động ngoại khoá càng quan trọng, bởi nó thể hiện sự năng động và tiềm năng của bạn như thế nào. Nhà tuyển dụng thường đánh giá cao những ứng viên năng nổ, nhiệt tình và giàu lòng nhân ái.
Nên:
– Liệt kê các hoạt động cộng đồng, thiện nguyện.
– Nêu vai trò, trách nhiệm của bản thân trong các hoạt động đó.
Không nên:
– Liệt kê các hoạt động giải trí cá nhân, theo sở thích.
f. Cách viết phần kỹ năng:
Nhà tuyển dụng thường chú trọng xem xét và đánh giá các kỹ năng của ứng viên có phù hợp với vị trí mình ứng tuyển không hoặc thông qua các kỹ năng để đánh giá trình độ và khả năng có đáp ứng được yêu cầu công việc hay không?
Nên:
– Nhờ những người có uy tín, học vị hoặc cấp trên xác nhận thông tin giúp bạn.
– Nêu đầy đủ thông tin người tham chiếu bao gồm: họ tên, email, số điện thoại.
Không nên:
– Nêu thông tin không chính xác người tham chiếu.
2. Cách viết CV cho người có kinh nghiệm
Đối với những người đã có kinh nghiệm, việc viết CV không còn quá khó khăn nhưng làm thế nào để trở nên nổi bật trong mắt nhà tuyển dụng thì vẫn cần có những bí quyết riêng
a. Tạo điểm nhấn từ những kỹ năng của bản thân
Người có kinh nghiệm thường đã thành thạo những kỹ năng cần thiết cho công việc. Bạn có đủ khả năng và hiểu biết để chọn lọc những kỹ năng cần thiết và đưa vào CV những kỹ năng mà bạn tự tin và thực hiện tốt nhất.
b. Những thành tích đạt được trong quá trình làm việc
Thành tích là một lợi thế của người có kinh nghiệm so với người mới vào nghề hoặc ra trường. Bạn đã trải qua một khoảng thời gian đủ dài để có những dấu mốc đáng kể trong sự nghiệp. Tuy vậy, hãy lưu ý chỉ đưa vào CV những thành tích nổi bật nhất để tránh CV dài dòng, thiếu trọng tâm.
c. Mục tiêu nghề nghiệp
Đối với người đã có kinh nghiệm, mục tiêu nghề nghiệp bạn đặt ra trong CV nên là những mục tiêu dài hạn, mang tính chiến lược trên con đường sự nghiệp thay vì những mục tiêu ngắn hạn.
3. Cách viết CV cho sinh viên mới ra trường
Sinh viên mới ra trường có điểm yếu về kinh nghiệm và kỹ năng làm việc do chưa có thời gian “thực chiến” qua các công việc. Tuy nhiên, các bạn mới tốt nghiệp cũng có những ưu thế riêng mà nếu biết cách đưa vào CV, bạn hoàn toàn có thể trúng tuyển
a. Hoạt động
Nếu chưa có kinh nghiệm, bạn có thể nhấn mạnh vào phần hoạt động để gây ấn tượng về một người năng động, nhiệt tình với nhà tuyển dụng.
b. Sở thích
Thông qua phần này, nhà tuyển dụng biết thêm về tính cách của ứng viên. Nếu bạn thể hiện được tính cách, thái độ của mình thông qua các sở thích phù hợp với vị trí ứng tuyển, đây sẽ là một điểm cộng đối với người thiếu kinh nghiệm
Ví dụ: Bạn tìm việc làm Nhân viên Marketing thì nhưng sở thích phù hợp là viết lách, đọc sách..
4. Bí quyết để cv lọt vào “mắt xanh” nhà tuyển dụng
a. Nói không với lỗi chính tả
Lỗi chính tả làm CV của bạn kém chuyên nghiệp thậm chí là thiếu tôn trọng vì nhà tuyển dụng sẽ cho rằng bạn quá cẩu thả và không xem trọng công việc đang ứng tuyển.
b. Tiêu đề và tên bản CV
Một lỗi cơ bản là thiếu tiêu đề CV, bạn cần có tên và vị trí ứng tuyển trong phần này.
c. Khiêm tốn trong câu từ
CV là nơi “khoe” ra những điểm tốt đẹp của bản thân để thuyết phục nhà tuyển dụng nhưng không ai ưa thích một người khoe mẽ, khoa trương. Vì vậy hãy “khoe” thật khéo léo và khiêm tốn trong câu từ, tránh dùng những từ nói quá như “Tối rất/ vô cùng tự tin vào khả năng của mình”…
d. Nội dung liên kết, có dẫn chứng
Tính liên kết trong CV của bạn thể hiện ở việc tất cả những nội dung thông tin đều có liên quan đến vị trí bạn ứng tuyển. Đồng thời, những thông tin đó cần có đầy đủ dẫn chứng, người tham chiếu để thuyết phục nhà tuyển dụng.
e. Tham khảo các mẫu CV tại các trang như TopCV.vn,….
(Nguồn: Topcv)
#TheBeeEnglishTuyểnDụng
#CáchviếtCVấntượng